Vì sao khí thải giao thông lại sấm sét nhiều hơn?

Vì sao khí thải giao thông lại sấm sét nhiều hơn?

15-06-2018 15:51 | 0 bình luận
Không chỉ là tác nhân gây ra hiện tượng ấm nóng toàn cầu, khí thải từ các phương tiện giao thông như khói xe hơi, khí thải từ tàu thuyền khiến những cơn bão mang theo nhiều sấm sét hơn dự kiến.

Khói xe hơi gây ô nhiễm trong thành phố không chỉ là tác nhân gây ra hiện tượng ấm nóng toàn cầu, mà còn có thể gia tăng sấm sét ở cách xa hàng trăm km. Kết luận này được rút ra sau khi các chuyên gia Đại học Hebrew (Israel) phân tích các trận sét đánh xảy ra trên khắp nước Mỹ. Dữ liệu này do Mạng lưới phát hiện sét quốc gia Mỹ (NLDN) cung cấp. NLDN ghi nhận hiện tượng sấm sét trong các tháng 6, 7, 8 hằng năm.

Kết quả phân tích cho thấy ở các bang Đông Nam của Mỹ, các trận sét gia tăng tỷ lệ thuận với tình trạng ô nhiễm không khí, lên đến 25% vào những ngày làm việc. Không khí oi bức ở vùng này tạo nên những đám mây bay thấp với nhiều khoảng không, đồng thời sinh ra điện tích cần cho một trận sấm sét vào buổi chiều. Điều đáng ngạc nhiên là ở các thành phố lớn bị ô nhiễm nặng, sấm sét không nhiều như các vùng ngoại ô quanh những đô thị đó.

“Thật sai lầm khi cho rằng bạn tránh xa thành phố là có thể né được ô nhiễm. Thực tế, nó theo bạn đến hàng trăm cây số”, chuyên gia Daniel Rosenfeld của Đại học Hebrew nói. Ông vừa công bố kết quả nghiên cứu tại hội nghị của Hiệp hội Địa Vật lý Mỹ.

Không chỉ khí thải xe hơi, các nhà khoa học Mỹ còn phát hiện, khí thải từ tàu thuyền khiến những cơn giông bão kèm sấm sét xảy ra nhiều hơn, theo Popular Science. Ở những khu vực có hoạt động trên biển nhộn nhịp, số lượng bão kèm sấm sét nhiều gấp đôi bình thường.

Sét hình thành trong những đám mây chứa băng, nước dạng lỏng và những dòng khí chuyển động thẳng. Khi các hạt băng nặng, gọi là đá mềm, di chuyển xuống dưới do trọng lực thì những hạt tuyết nhỏ hơn sẽ đi lên trên theo dòng khí, va vào nhau và phóng điện.

Đá mềm thường mang điện tích âm còn hạt tuyết mang điện tích dương. Chúng va vào nhau gây phóng điện, tạo thành sét. Sấm sét sẽ xảy ra nhiều hơn nếu điều kiện lý tưởng, tức là những đám mây chứa nước, các hạt băng và tinh thể tuyết, xuất hiện thường xuyên hơn.

Aerosol là những hạt vật chất nhỏ dạng lỏng hoặc rắn như hơi nước, khói, bụi, góp phần tạo thành mây. Nếu không khí quá sạch, ít aerosol, thì các hạt mây cũng ít hình thành hơn.

Các hạt mây sẽ lớn và nặng khi hấp thụ nước xung quanh. Do đó, chúng sẽ rơi xuống nhanh hơn tạo ra mưa mưa mà không kèm theo sét. Nói cách khác, những hạt vật chất nhỏ trong không khí chính là yếu tố khiến giông bão mang theo nhiều sấm sét.

Không nên tắm rửa khi trời có sấm sét

Trong một nghiên cứu khác, các nhà khoa học cảnh báo sét có thể gây giật thông qua hệ thống ống dẫn và nước, do đó khi có sấm, bạn tuyệt đối không được tắm hay rửa bát, rửa tay. Nên tránh ra ngoài mỗi khi nghe tiếng sấm. Tuy nhiên, kể cả lúc ở trong nhà, bạn vẫn phải đối mặt với rủi ro bị sét tấn công.

Chia sẻ với Prevention, ông John Jensenius, chuyên gia an toàn sét của cơ quan Khí tượng quốc gia Mỹ khuyến cáo, nếu muốn giữ an toàn dưới thời tiết mưa giông có sấm sét, bạn cần tránh xa tất cả những thứ dẫn điện, bao gồm dây điện, ống nước và nước máy.

Trên thực tế, không chỉ ống nước bằng kim loại mới dẫn điện mà tạp chất trong nước máy cũng có khả năng này. Vì thế, ống nước bằng nhựa không thể bảo vệ bạn 100%.

"Nước dẫn điện nên nếu sét đánh vào vật gì đó nằm giữa các vũng nước, người đứng gần vũng nước rất dễ bị ảnh hưởng theo", ông Jensenius cảnh báo. "Không chỉ tắm mà rửa tay, rửa bát cũng vô cùng nguy hiểm. Bạn nên dừng những việc đó khi nghe thấy tiếng sấm".

Tin tức mới nhất