Năm 2030 Trái Đất rơi vào thời kỳ tiểu băng hà?

Năm 2030 Trái Đất rơi vào thời kỳ tiểu băng hà?

15-06-2018 13:48 | 0 bình luận
Một nghiên cứu đã đưa ra dự đoán chu kỳ của Mặt Trời giữa năm 2020 và 2030 sẽ gặp những biến động dẫn tới một hiện tượng được gọi tên là “Maunder minimum” (tiểu băng hà).

The Independent dẫn kết quả nghiên cứu của Giáo sư Valentina Zharkova công bố tại Hội thảo Thiên văn Quốc gia tại Llandudno (xứ Welsh), những dự đoán từ nghiên cứu mô hình mới nói trên cho thấy hoạt động của Mặt Trời sẽ giảm 60% trong những năm 2030 xuống mức tương đương như trái đất đã từng chứng kiến trong thời kì “tiểu băng hà” bắt đầu năm 1645.

Theo đó, chu kỳ này sẽ bắt đầu vào năm 2022. Và tới chu kỳ tiếp theo từ 2030 tới 2040, hoạt động của Mặt Trời sẽ giảm thêm đáng kể và tới mức Mặt Trời gần như đi vào bất tỉnh, đánh dấu thời kỳ “tiểu băng hà”.

Khoảng thời gian này, Trái Đất sẽ phải trải qua mùa đông vô cùng khắc nghiệt, cái lạnh đặc trưng. Thậm chí, tuyết sẽ rơi, sông đóng băng ở những khu vực chưa từng chứng kiến cảnh tượng này trước đây.

Hồi năm ngoái, các nhà khoa học cảnh báo Mặt Trời đang hoạt động ở mức thấp nhất trong 100 năm qua và tình trạng đó có thể khiến nhiệt độ trên địa cầu giảm.

"Tiểu Băng hà" từng xảy ra trong khoảng thời gian từ 1646 tới 1715 khiến sông Thames ở London bị đóng băng. Các nhà khoa học thường gọi hiện tượng này là Mặt Trời "đi ngủ" hay "bất tỉnh".

Trong khoảng thời gian từ 1646 tới 1715, hiện tượng này đã gây ra những hậu quả nhất định do lượng nhiệt trên Mặt Trời bỗng dưng sụt giảm, gây biến đổi khí hậu trên Trái Đất và một số loài đã diệt vong. Đối với con người, nó cũng gây thiệt hại đến mùa màng và gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe những người ở thời điểm đó.

Hiện các nhà khoa học đang tiếp tục thảo luận để bàn cách hạn chế tối đa thiệt hại mà hiện tượng này gây ra, đặc biệt là ảnh hưởng xấu đến sự sống trên Trái Đất.

Thời của kỷ băng hà

Thời của động vật khổng lồ: Cách đây khoảng 10.000 năm, vào thời kỳ băng hà cuối cùng, các loài động vật có vú đã bắt đầu tiến hóa. Để phù hợp với môi trường sống lạnh lẽo, khắc nghiệt như vùng Tây Tạng ngày nay, các loài động vật có vú mà các nhà khoa học hiện đại gọi chung là "Megafauna" thường có hình dáng khổng lồ, được bao phủ kín bởi bộ lông dày ấm. Megafauna là thường những loài động vật ăn cỏ. Cơ thể chúng biến đổi để thích nghi với môi trường băng giá, đầy tuyết. Ví dụ như chiếc sừng xẻ tuyết của loài tê giác kỷ băng hà dễ dàng "dọn đường" khi tuyết phủ đầy. Đối với các loài động vật ăn thịt như mèo lớn, gấu Bulldog, sói khổng lồ thì những hàm răng sắc nhọn, chiếc mõm ngắn và bản năng  săn mồi hung hãn là những thứ vũ khí giúp chúng sinh tồn trong môi trường khắc nghiệt.

Thực vật kỷ băng hà: Có thể nói, thực vật, cây cối thời kỷ băng hà là nguồn thức ăn vô cùng dồi dào cho các loài động vật ăn cỏ. Ngay cả trong thời kỳ băng hà lạnh nhất, các vùng thảo nguyên, đồng cỏ, cây bụi vẫn là nét đặc trưng của kỷ băng hà. Loài voi ma mút và những loài động vật ăn thịt khác cũng coi đây là nguồn dinh dưỡng thứ hai của chúng. Các loại cây như cây vân sam, gỗ thông hay mọc ở các vùng thời tiết lạnh hơn, trong khi bạch dương hay liễu lại mọc ở vùng thời tiết ấm áp hơn. Cũng như các loài động vật, thực vật Kỷ Băng hà cũng phải trải qua sự lựa chọn tự nhiên khắc nghiệt. Trong môi trường sống băng giá, chúng chỉ có một sự lựa chọn duy nhất là tiếp tục sống hay bị tuyệt chủng. Bằng chứng là bang Victoria của Australia từng là nơi sinh sống của thảm thực vật đa dạng và đẹp nhất thế giới.

Con người kỷ băng hà: Cách đây 15.000 năm, con người thời kỷ băng hà sống tập trung tại các bộ lạc. Họ sống bằng việc săn bắn và hái lượm, xây dựng nơi trú ẩn bằng xương của loài voi ma mút và may vá quần áo ấm bằng lông thú vật. Khi có nguồn thực phẩm dồi dào, con người thời kỳ này đã biết bảo quản thức ăn bằng cách cho vào hộp và chôn xuống nền lớp tuyết.  Chưa sáng tạo được những vũ khí phức tạp hơn, con người thời này mới biết chế tạo và sử dụng dao đá và mũi tên, đôi khi là đặt bẫy để săn các loài thú. Khi con mồi sập bẫy, những người đàn ông sẽ tập trung khống chế và giết chết con mồi.

Thời kỷ tiểu băng hà: Thời kỷ tiểu băng hà là một giai đoạn thời tiết lạnh đi trên Trái Đất sau thời kỳ ấm trung cổ. Thời kỳ này bắt đầu vào khoảng thế kỷ thứ 12 và 14. Hậu quả là thời tiết ở Bắc bán cầu liên tục lạnh giá, đóng băng đến hàng trăm năm. Tại châu Âu, các vùng biển và vùng núi thường xuyên bị đóng băng. Ở đó, mùa đông và băng giá quanh năm phủ kín, người ta thậm chí còn không thấy mùa hè xuất hiện. Thời tiết khắc nghiệt không chỉ ảnh hưởng đến mùa màng, gây ra nạn đói và bệnh tật mà còn ảnh hưởng đến cả khía cạnh đời sống và văn hóa của con người.

Thời kỳ gian băng: Gian băng là giai đoạn ấm hơn so với các giai đoạn băng giá thuộc kỷ băng hà. Mặc dù mặt đất vẫn giữ một lớp băng dày song không quá khắc nghiệt so với các thời kỳ khác. Đây là giai đoạn khí hậu ôn hòa kéo dài hàng triệu năm. Và thời kỳ chúng ta đang sống là một gian băng. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại về một thời kỳ băng giá sẽ xảy ra do tác động của con người từ sự tăng “khí gây hiệu ứng nhà kính”. Các chuyên gia cho rằng, điều này sẽ biến thế giới thành món bánh kem lạnh Alaska, nghĩa là lạnh ở bên trong và nóng ở bên ngoài.

Kỷ băng hà có thể sớm quay lại: Kỷ băng hà gồm có các giai đoạn băng giá (chỉ các thời kỳ lạnh hơn, với chu kỳ từ 40.000 năm đến 100.000 năm) và gian băng (thời kỳ ấm hơn). Kỷ băng hà hiện tại bắt đầu từ 40 triệu năm trước. Con người chúng ta ngày nay đang sống trong giai đoạn gian băng bởi các dải băng ở Greenland và Nam Cực vẫn đang tồn tại. Các nhà khoa học cảnh báo rằng thời kỳ băng giá rất có thể sẽ quay lại trong ít nhất 1.000 năm nữa. Và việc thải khí CO2 ra bầu khí quyển của con người trong một thời gian dài không những sẽ gây nên hiện tượng nóng lên của Trái Đất mà còn khiến cho băng hà băng giá sớm quay trở lại.

Quả địa cầu tuyết: Lịch sử Trái Đất đã trải qua bốn thời kỳ băng hà chính, trong đó kỷ băng hà xuất hiện đầu tiên cách đây 2,1 tỷ năm, trong đó Băng giá Huron, thuộc giai đoạn đầu của Liên đại Nguyên Sinh. Các nhà khoa học cho rằng, dù trong thời kỳ băng giá khắc nghiệt nhất thì băng tuyết cũng chỉ bao phủ từng phần trên bề mặt Trái Đất. Họ ghi nhận thời kỳ băng hà khủng khiếp nhất, băng tuyết bao trùm một phần ba diện tích bề mặt Trái Đất, và gọi với cái tên quả địa cầu tuyết. Trái Đất lúc bấy giờ giống như một quả bóng màu trắng, với các biển băng vĩnh cửu trải dài gần tới xích đạo. Chỉ rất ít các loài thực vật có thể sống sót ở những nơi Mặt Trời chiếu đủ ấm để quang hợp trong thời kỳ này. Có một vài băng chứng khoa học cho rằng quả địa cầu tuyết chỉ xảy ra một lần cách đây 716 triệu năm trước.

Cuộc đại tuyệt chủng kỷ băng hà và giả thuyết về Vườn Địa Đàng: Một số nhà khoa học tin rằng Vườn Địa Đàng là có thật và nó nằm ở Châu Phi. Gần 200.000 năm trước, một kỷ băng hà cực kỳ khắc nghiệt đã gây ra một cuộc tuyệt chủng hàng loạt. Chỉ có một số ít người tiền sử may mắn sống sót qua cái lạnh khủng khiếp và vô tình dạt vào bờ biển Nam Phi ngày nay. Mặc dù lúc đó, khắp nơi trên thế giới đều chìm ngập trong băng giá nhưng nơi đây lại không hề bị băng bao phủ và hoàn toàn có thể ở được với đất đai màu mỡ, thiên nhiên phong phú và hệ thống hang động tự nhiên có thể làm nơi trú ngụ.
Trong hoàn cảnh đứng trước bờ vực tuyệt chủng và phải đấu tranh để sinh tồn của con người lúc bấy giờ, nơi đây chẳng khác nào thiên đường trên mặt đất dù số người sống sót và đến được với Vườn Địa Đàng chỉ là vài trăm người. Mặc dù còn thiếu bằng chứng thuyết phục nhưng giả thuyết về Vườn địa đàng của nhiều chuyên gia có vẻ lại phù hợp với kết quả nghiên cứu cho thấy con người có tính đa dạng di truyền ít hơn so với hầu hết các loài khác.

Tin tức mới nhất