Còn nhiều tranh cãi về công nghệ địa nhiệt năng lượng mặt trời, vì còn quá sớm để xác định những tác động của nó
Chống biến đổi khí hậu bằng cách thay đổi khí hậu
Các nhà khoa học tại nhiều quốc gia trên thế giới liên tiếp đưa ra các giải pháp làm chậm lại quá trình biến đổi khí hậu và hiện tượng nóng lên toàn cầu nhằm giảm tối đa công nghệ “solar geo-engineering” – công nghệ địa nhiệt năng lượng mặt trời, mô phỏng các vụ phun trào núi lửa lớn tạo thành một tấm mạng lớn tro bụi che mặt trời.
Việc sử dụng công nghệ mới này nhằm giảm nhiệt độ toàn cầu phần nào thông qua những tác động vào các thuộc tính của trái đất, trong đó có cả khí hậu. Các nhà khoa học cho rằng, nếu con người không có sự thay đổi về nhận thức trong nỗ lực giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính thì có thể hành tinh xanh của chúng ta sẽ không còn xanh nữa, thậm chí một ngày nào đó có nguy cơ tận diệt. Do vậy, công nghệ địa nhiệt năng lượng mặt trời có thể giúp làm mát trái đất, tránh rủi ro cho môi trường trái đất cũng như tiết kiệm kinh phí bảo vệ môi trường.
Công nghệ geo-engineering được cho là phương pháp tiềm năng nhất để có thể làm mát trái đất, khi mục tiêu của phương pháp này là giảm 3 độ C nếu được đưa triển khai trên toàn cầu. Theo đó, các nhà khoa học sẽ tạo ra những vụ phun trào núi lửa nhân tạo. Việc làm này để sulfur (lưu huỳnh) có trong thành phần của tro bụi núi lửa, sẽ bắn vào bầu khí quyển. Từ đó, các phân tử phản xạ ánh sáng và nhiệt từ mặt trời quay trở lại bầu không khí giống như một bóng mây lớn để làm dịu mát trái đất.
Trách nhiệm không chỉ riêng ai
Nếu chúng ta không có những biện pháp ứng phó kịp thời, khí hậu của hành tinh chúng ta sẽ thay đổi khôn lường và còn kéo theo nhiều hệ lụy cho nền văn minh nhân loại. Các chuyên gia dự đoán, nhiệt độ của trái đất sẽ tăng lên ít nhất 2 độ C vào năm 2021, vì vậy điều quan trọng là chúng ta phải tìm ra giải pháp tối ưu nhất để tìm cách sinh tồn cho trái đất, thậm chí có thể phải chịu những rủi ro tiềm tàng liên quan đến những phương pháp này.
Đầu tháng 4-2018 vừa qua, một nhóm các nhà khoa học từ Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ, Thái Lan, Bangladesh, Ethiopia và Jamaica, cho rằng các nước nghèo và đang phát triển sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất khi biến đổi khí hậu. Do đó, các quốc gia này cần đi đầu trong nghiên cứu và triển khai công nghệ solar geo-enginering.
Hiện tại, các nghiên cứu về solar geo-enginering đang được hỗ trợ bởi Dự án Sáng kiến Kiểm soát bức xạ mặt trời (SRMGI) với kinh phí khoảng 400.000 USD. Quỹ này có thể giúp các nhà khoa học ở các quốc gia đang phát triển nghiên cứu tác động của solar geo-enginering trong khu vực với các kiểu tình hình thời tiết khác nhau như hạn hán, mưa lũ, hoặc gió mùa.
Tuy nhiên, một số nhà khoa học, trong đó có Atiq Rahman, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tiên tiến Bangladesh cho rằng, ý tưởng công nghệ solar geo-enginering tương đối viển vông, nhưng mặt khác ông Atiq cũng khẳng định công nghệ này đang và sẽ là nền tảng cho những nghiên cứu tương tự cho tương lai.
“Cho dù chúng ta có can thiệp hay không thì biến đổi khí hậu vẫn đang tiếp diễn và điều chúng ta cần làm ngay lúc này là duy trì trái đất luôn ở nhiệt độ thấp nhất có thể để duy trì sinh tồn cho nhân loại cũng như mọi sinh vật trên hành tinh. Công nghệ solar geo-enginering hiện đang còn nhiều tranh cãi, nhưng chúng ta cũng chưa có giải pháp tối ưu nào vào thời điểm này để thay thế nhằm giảm nhiệt độ cho hành tinh của chúng ta”, David Grinspoon, nhà khoa học hàng đầu tại Viện Khoa học Hành tinh (Planetary Science Institute) khẳng định.