Xuất thân từ một gia đình không có ai theo nghiệp cầu thủ, Lê Thị Hiền sớm bộ lộ năng khiếu thể thao và dần dần gia nhập ngôi nhà của phong trào BC vùng than, từ đó kiên trì đi theo bước những liền chị của làng bóng Quảng Ninh như Trần Thị Yến, Bùi Thị Hương, Trần Thị Hương … và sớm được thọ giáo dưới tay ông thày Nguyễn Ngọc Mạnh, người được mang danh sói già của giới bóng chuyền, dần dần Lê Thị Hiền đã trưởng thành nhanh chóng bởi có tố chất tốt, phù hợp với vai trò phụ công rồi có vinh dự trở thành tuyển thủ quốc gia, cùng trang lứa với những Thanh Hoa, Kim Huệ, Trần Hiền, Hương Giang, Lan Hương và họ chính là những diễn viên chính của ĐTVN làm nên chiếc HCB lịch sử trên đất Mã Lai ở SEA Games 21.
Kết thúc cuộc đời VĐV, Lê Thị Hiền được đào tạo để trở thành HLV. Với bản tính thật thà và lối sống nhân hậu, Lê Thị Hiền sớm được bè bạn yêu mến, khi trở thành HLV lại thể hiện rõ phẩn chất của một người thày mẫn cán và được các học trò xem như mẹ hiền, dang xưng Mẹ Hiền dành cho nữ HLV này không phải ngẫu nhiên mà có khi Lê Thị Hiền lên tuyển trẻ dự giải U23. Những người am hiểu còn ghi nhận ở cô gái này nét khiêm tốn, nhẫn nhịn và chịu khó học, chịu khó làm, thế nên Lê Thị Hiền đã trở thành nữ HLV có nhiều nhất những lần được lên tuyển làm trợ lý HLV trưởng, lần lượt cũng tập thể giành các danh hiệu cao quý của thể thao như HCĐ giải U23 châu Á (2017), HCĐ SEA Games 29 (Malaysia), HCĐ giải châu Á tại Hà Nội (2019), HCV tại VTV Cúp tổ chức ở Hà Tĩnh (2018, HVCB tại VTV Cúp tổ chưc tại Quảng Nam (2019, HCB SEA Games 30- Philippines cũng một số giải mời khác.
Được lên tuyển nhưng Lê Thị Hiền không hề xao nhãng công việc tại CLB của mình. Sau thời kì huy hoàng của CLB Than Quảng Ninh của những năm đầu thập kỷ 90 TK trước, đội bóng vùng Than sa sút về lực lương và vị thế đi xuống, đến mức phải xuống hạng và đến năm 2014, Lê Thị Hiền được lãnh đạo đơn vị điều về làm HLV trưởng với quyết tâm vực lại đội BC nữ vùng than. Và bằng nhiều nỗ lực, lại nhận được sự ủng hộ từ nhiều phía, đặc biệt là tập đoàn Kinhphar, đội BC nữ của Quảng Ninh đã trở lại sân chơi của các đội mạnh từ mùa giải 2015. Và nữ HLV mát tay này đã cùng học trò thi đấu xuất sắc để lọt vào Top 4 vòng 1, được quyền tham dự Cup Hùng Vương 2019. Tại SEA Games năm nay, trong bối cảnh trẻ hóa của tuyển nữ BCVN, Lê Thị Hiền đã sát cánh cùng HLV trưởng Nguyễn Tuấn Kiệt và tập thể đội bóng đem về tấm HCB quý giá cho BCVN. Niềm vui nho nhỏ đã đến ngay trên đất Philippines là cuộc hội ngộ tay ba giữa hai cầu thủ Việt Nam là Lê Thị Hiền với trọng tài quốc tế Nguyễn Thanh Hoa với nữ tuyển thủ Cristina Salak của Philippines năm xưa đã quyết đấu trên sân Malaysia. Cô bạn kia nay cũng làm công tác huấn luyện BC trẻ của Philippines, gặp nhau mừng vui và thêm tự hào với nghiệp thể thao, với môn BC mà họ đã và sẽ gắn kết dài lâu.
Trao đổi với người viết, HLV Nguyễn Tuấn Kiệt cho biết: “Đã hai năm qua tôi và đồng nghiệp Lê Thị Hiền đồng hành khi dẫn dắt đội nữ của BCVN tham dự tại các sân chơi, điều đáng ghi nhận nhất là chúng tôi đã có chung một hướng nhìn và tập thể BHL rất đoàn kết với mục tiêu tất cả cho chiến thắng của BCVN. Tôi hy vọng rằng chúng tôi sẽ cò có dịp sát cánh bên nhau vì mục tiêu chung của chúng ta, qua kì SEA Games rất thành công này, tôi cũng muốn nói lời cảm ơn đến HLV Lê Thị Hiền và HLV Nguyễn Trong Linh đã giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ được giao”. Kết thúc chiến dịch SEA Games 30, trong khi bao nhiêu người khác đã nhanh chóng trở về với mái ấm gia đình thì HLV Lê Thị Hiền không về nhà mà có mặt ngay ở Từ Sơn, nơi tập thể CLB bóng chuyền Kinhphar đang chờ đợi chị. Người mẹ hiền ấy rất yên tâm, bởi sau lưng chị là mái ấm gia đình hạnh phúc, chồng và 2 con luôn cổ vũ cho chị tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp xây dựng môn bóng chuyền Việt Nam và cho CLB bóng chuyền của cùng mỏ yêu thương.
Jenny Thư