Có 120/300 thí sinh trên thế giới đã lọt vào vòng thi chính thức từ hơn 20 Quốc gia thông qua vòng loại gửi băng hoặc thi ở các địa điểm như Moscow, Seoul, Astana…
Bài thi của Em Trần Lê Quang Tiến.
Cuộc thi lần thứ X năm nay được tổ chức với quy mô lớn, nó mang ý nghĩa kỷ niệm 25 năm cho truyền thống cuộc thi và là lần thứ X ( cuộc thi ra đời từ năm 1992). Giám khảo cuộc thi lần này là các Giáo sư, Nghệ sỹ uy tín, kinh nghiệm hàng đầu trên thế giới đã được mời đến như: Victor Tretyakov, Eduard Grach, Liana Issakadze, Kim Nam Yun, Aiman Mussakhajayeva, Edward Schmider, Petru Muntianu, Akiko Tatzumi, Sergey Kravcheno, Vladimir Ovchinikov, Valery Piasetsky, Yuri Slesarev, Soyong Yoon, Efrem Briskin, Yasuo Watanabe, Francisco Javier Cruz-Plaza, Xiaohan Wang, Sergey Roldugin, Kiril Rodin, Boris Andrianov, Martti Rousi, Na Mula, Laszlo Mezo...
Tính từ năm 1997 khi Bùi Công Duy đoạt giải Nhất – Huy chương vàng tại cuộc thi Tchaikovsky lần thứ 3 thì phải đến 20 năm sau nghĩa là 2017 Việt Nam mới lại có thí sinh tham gia và đã đoạt 1 trong 4 giải đặc phụ biệt Diploma. Em Trần Lê Quang Tiến (15 tuổi), học trò của NSƯT Bùi Công Duy đã xuất sắc lọt vào vòng bán kết 15 thí sinh, xếp ở vị trí thứ 8 và đoạt Diploma Special Prize - Giải đặc biệt dành cho người biểu diễn tác phẩm thế hiện đại tốt nhất của cuộc thi. Phần lớn các thí sinh vào đến vòng bán kết lần này đều là những thí sinh đã đoạt rất nhiều giải thưởng uy tín Quốc tế như giải thưởng Kloster Schontal (Đức), Menuhin (Anh) hay giải thưởng Wienyavsky (Ba Lan).
Em Trần Lê Quang Tiến (15 tuổi), học trò của NSƯT Bùi Công Duy
Chỉ 7 thí sinh lọt vào vòng chung kết đến từ Nga 1, Hàn Quốc 1, Trung Quốc 1, Đức 1, Kazakhstan 2, Nhật Bản 1. 03 Diplom giải đặc biệt gồm; Giải người biểu diễn tác phẩm hiện đại hay nhất – Trần Lê Quang Tiến; Giải người chơi bài kỹ thuật hay nhất – Edwart Kollert (Tiệp khắc); Giải người biểu diễn tác phẩm Tchaikovsky hay nhất – Elizabeth Aoki (Mỹ); Giải người biểu diễn Sonate Mozart hay nhất – Alexey Stychkin. Giải Nhất cuộc thi cuộc thi thuộc về 02 thí sinh đến từ Nhật bản & Hàn Quốc – Eugene Kawai và Nakyung Kang, Giải Nhì thuộc về 02 thí sinh của Kazakhstan và Đức, Giải Ba thuộc về Nga, Trung Quốc và Kazakhstan. Có thể nói đây là một thành tích đáng tự hào cho ngành đào tạo Âm nhạc hàn lâm của VN nói chung cũng như cho ngành đào tạo Violon nói riêng trong rất nhiều năm trở lại đây. Hy vọng trong tương lai gần, VN sẽ đào tạo ra thêm những tài năng kế bước và tiếp tục phát triển để đạt những thành công mới cho ngành âm nhạc hàn lâm nói chung cũng như ngành Violon nói riêng.
Lịch sử cuộc thi Âm nhạc mang tên Tchaikovsky
Nước Nga đã sản sinh ra những nhân tài âm nhạc và để lại một di sản văn hoá âm nhạc khổng lồ cho nhân loại, một trong những di sản không thể không nhắc đến là Cuộc thi Âm nhạc Quốc tế mang tên Tchaikovsky. Cuộc thi này được ra đời vào năm 1958, đây có thể nói là thời kỳ hoàng kim của ngành đào tạo âm nhạc bác học, hàn lâm của Nga, cuộc thi Tchaikovsky nằm trong số ít hiếm hoi sản sinh ra nhiều nghệ sỹ tài năng, kiệt xuất nhất trên thế giới đến nay.
Cuộc thi được tổ chức 4 năm 1 lần vào mùa hè, và đây là cuộc thi duy nhất dành cho 04 bộ môn thi cùng môt lúc như Piano, Violin, Cello, Vocal (Men, Women) với một khối lượng bài rất lớn, đòi hỏi các thí sinh phải có sự trường hơi nhất định mới có thể tham gia dự, đây cũng là cuộc thi duy nhất đặt yêu cầu trong vòng chung kết các thí sinh phải chơi liên tiếp 02 bản conccerto khác nhau mà không có nghỉ giải lao. Lịch sử cuộc thi đã để lại nhiều danh tiếng, sự ra đời của cuộc thi vào năm 1958, lúc đó đã là một sự kiện lớn gây chấn động trên thế giới.
Em Trần Lê Quang Tiến trên bục nhận giải.
Bằng những uy tín có được ngay lần thi đầu tiên, cuộc thi Tchaikovsky ngay lập tức được liệt kê vào top những cuộc thi uy tín và khó nhất trên thế giới. Những nghệ sỹ thành danh từ cuộc thi Tchaikovsky hầu hết đều là những người có tầm ảnh hưởng toàn cầu trong giới âm nhạc bác học, chúng ta không thể không nhắc đến những nghệ sỹ tên tuổi lẫy lừng như Van Cliburn, Vladimir Ashkenazy, Grigory Sokolov, Mikhail Pletnev, Denis Matsuev, Danil Trifonov, Nicolay Lugansky, Peter Donohoy, Barry Douglas, Boris Berezovsky, George Lee, Andrei Gavrilov, Victor Tretyakov, Gidon Kremer, Vladimir Spivakov, Boris Goutnikov, Ilya Kaller, Victoria Mullova, Sergey Stadler, Akiko Suwanai, Liana Isakadze, Maxim Fedotov, Jenifer Koh, Clara Jumi Kang, Misha Maisky, Natalia Shakhovskaia, David Geringas, Natalia Gutman, Ivan Monigetti, Alexander Rudin, Johanes Moser, Kiril Rodin, Mario Brunello, Denis Shapovalov, Narek Akhnazarian, Elena Obraztzova, Debora Voit, Jane Marsh, Evgeny Nesterenko, Vladimir Atlantov...
Tiếp nối sự thành công của cuộc thi Tchaikovky, hiệp hội những người từng đoạt giải Tchaikovsky quyết định cho ra đời thêm 1 cuộc thi Tchaikovsky dành cho giới trẻ (Young Tchaikovsky Competiton) dưới 17 tuổi và được thành lập năm 1992, những ngừoi sáng lập ra cuộc thi gồm có Victor Tretyakov, Lev Vlasenko, Vladislav Chernushenko và cuộc thi này được dành cho 3 bộ môn là Piano, Violin, Cello. Cuộc thi được tổ chức thông thường từ 2 đến 4 năm 1 lần và đặc điểm của nó là mỗi lần tổ chức ở một nước khác nhau, các nước từng có vinh dự được đăng cai là Nga, Nhật Bản, Thuỵ Sỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Kazkhastan.
Giám khảo cuộc thi được mời bởi những nghệ sỹ đã từng được giải thưởng Tchaikovsky. Với quy mô chuyên nghiệp, uy tín cùng với lịch sử vẻ vang đã có từ năm 1958, cuộc thi Tchaikovsky dành cho giởi trẻ đã chiếm ngay vị trí hàng đầu (Top A) trong nhóm các cuộc thi dành cho giới trẻ như H. Wienyavsky, Y. Menuhin….vv và đây cũng là cuộc thi cho giới trẻ duy nhất kết hợp thi cùng một lúc 3 bộ môn. Những nghệ sỹ thành danh tại cuộc thi này không thể không nhắc đến như Lang Lang, Alexander Mogilevsky, Ayako Uehara, Alexander Malofeev, Dinara Clinton, Jenifer Koh, Alexei Nogavizin, Bùi Công Duy, Kwun Hyuk Joo, Ailen Pritchin, Veriko Tchumburidze, Ruslan Turuntaev, Soo Been Lee, Daniel Muller Shott, Boris Andrianov, Claudio Bohorkes, Monica Lescovar, La Li, Noa Lee...
Anh Chiến