Sinh vật phù du, hay còn được biết đến như tảo silic là một trong những sinh vật nhỏ nhất thế giới, sống trôi nổi hoặc bơi yếu ớt trong môi trường nước. Chúng là nguồn thức ăn của cá voi, nhưng có thể tận dụng quá trình quang hợp để tạo ra oxy. Do đó, chúng không chỉ có vai trò quan trọng ở đại dương, mà còn đối với cả hệ sinh thái của Trái Đất.
Đây là kết quả nghiên cứu kéo dài 4 năm của các nhà khoa học thuộc đoàn thám hiểm Tara Oceans. "Sứ mệnh đã được thực hiện trên con tàu này ở nhiều vùng biển. Trong 4 năm qua, chương trình của chúng tôi chào đón 200 nhà khoa học từ 45 quốc gia, dành thời gian phân tích các mẫu vật sinh vật phù du - dạng sống rất nhỏ dưới đại dương", Reuters dẫn lời giám đốc điều hành Romain Trouble nói.
Chris Bowler, điều phối viên khoa học của Tara Oceans, cho biết gần một nửa lượng oxy được sinh ra từ các đại dương xuất phát trực tiếp từ sinh vật phù du. Về cơ bản, điều này có nghĩa rằng khi nhắc đến đóng góp toàn cầu, chúng cũng có vai trò quan trọng như rừng mưa nhiệt đới.