Bí quyết đạt điểm tuyệt đối thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh

Bí quyết đạt điểm tuyệt đối thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh

09-05-2016 20:45 | 0 bình luận
Những mẹo ôn thi trọng tâm để đạt điểm tuyệt đối cho 7 phần trong đề thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh và cần phải tuân theo những nguyên tắc sau:

I. Những mẹo ôn thi trọng tâm

1. NGỮ ÂM (5 câu): Học sinh cần phát âm đúng tất cả các từ mới ngay từ đầu. Các trường hợp ngoại lệ nhất thiết phải nhớ vì đề thi rất hay ra.

1. Chữ S: thông thường phát âm là /s/

Trường hợp sau phát âm là /z/: raise, busy, please, easy, present, desire, music, pleasant, desert, choose, reason, preserve, poison..
Trường hợp sau phát âm là /ʃ /: sugar, sure

2. Chữ CH: thông thường phát âm là /tʃ/

Trường hợp sau phát âm là /k/: chemist, ache, Christmas, mechanic, architect, character, chaos, technology, echo...
Trường hợp sau phát âm là /ʃ/: machine, champagne, chamois, chalet…

3. Chữ H: Trường hợp sau thì chữ H không được phát âm: hour, honor, honest

4. Chữ GH: thông thường phát âm là /f/

Trường hợp sau chữ GH câm, không được phát âm: plough, though, although, weigh....

5. Chữ B: thông thường phát âm là /b/

Trường hợp sau chữ B không được phát âm khi đứng sau chữ M: climb, bomb, lamb....

2. NGỮ PHÁP - TỪ VỰNG (19 câu):

- Ngữ pháp: nên bám sát SGK vì ngữ liệu của đề thi đại học bám rất sát khung của SGK. Với các bạn muốn đạt 9+ thì chú trọng các dạng đặc biệt. Cũng là câu điều kiện nhưng để đạt 9+ thì chú trọng dạng đặc biệt unless, if only, dạng hỗn hợp; mệnh đề quan hệ chú ý “that” và dạng rút gọn; câu bị động đặc biệt như thể sai bảo hay impersonal passive (bị động với chủ ngữ bất định). Các dạng ngữ pháp về hòa hợp chủ vị, đảo ngữ chắc chắn có trong đề thi. Những phần ngữ pháp khó nhớ kiểu mạo từ a, an, the, zero hay a few, few, little, a little, rồi most of, almost hoặc like, alike, likely hay another, other…cũng rất hay hỏi vì học sinh hay lơ mơ phần này.

- Từ vựng:. Cô giới thiệu phương pháp Logic và Thẩm thấu các em thử áp dụng. Đây là một trong những bí quyết thành công bao thế hệ học sinh trong suốt hơn mười lăm năm dạy luyện thi của cô.

Bước 1: Logic: Chuẩn bị một cuốn sổ từ, ghi theo logic, chuyên đề các dạng từ của đề thi gồm Idioms (thành ngữ), Cụm động từ (Phrasal verb), Cấu trúc câu (Phrase, Pattern), Sự kết hợp từ (Collocation).

Bước 2: Thẩm thấu: Ghi nhớ từ bằng cách viết ra nháp, làm thẻ học từ mang theo người, có thể ôn luyện bất cứ lúc nào. Bằng cách thô sơ này từ sẽ được thẩm thấu theo dạng trí nhớ ngắn hạn, hình thành đường mòn trong não bộ bằng cách lặp đi lặp lại (repetition).

Bước 3: Tiếp tục thẩm thấu từ bằng cách làm các bài tập từ vựng, đọc hiểu nhiều nhằm đưa từ vào tình huống chứa từ. Bằng cách này, chúng ta sẽ làm từ “sống”, từ sẽ thẩm thấu tự nhiên vào não bộ dạng trí nhớ dài hạn.

- Từ đồng nghĩa trái nghĩa (5 câu): Phần này đòi hỏi kiến thức từ vựng rộng đi kèm với kỹ năng suy đoán nghĩa của từ trong câu. Luôn áp dụng kỹ năng suy luận và loại trừ.

3. CHỮA LỖI: (5 câu): nắm chắc cấu trúc câu, hòa hợp chủ vị, cấu trúc song song và các kiến thức từ loại. Lỗi khó chịu hay mắc phải chính là dạng hòa hợp chủ vị, các lỗi về từ như like, alike, most, almost, other, another hoặc các lỗi về quantifiers. Không nên chỉ đọc các phần được gạch chân mà hãy đọc cả câu. Nếu chưa tìm được lỗi hãy dùng phương pháp loại trừ.

4. ĐỌC HIỂU ĐIỀN TỪ (10 câu): Xem xét từ đứng trước/sau chỗ trống rồi đọc lại toàn bộ. Chú ý các collocation, các phrase hoặc phrasal verb. Ví dụ chúng ta sẽ sử dụng collocation là” have lunch” chứ không dùng eat lunch. Chúng ta sẽ dùng Phrasal Verb “Look for” để điền vào câu “I am looking for my book” chứ không dùng look over, look up v.v.. Do vậy các em cần thuộc lòng từ nào sẽ ghép cùng từ nào.

5. ĐỌC HIỀU (20 câu): Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong bài thi. Năm 2015, bài đọc hiểu chiếm 30/64 câu trắc nghiệm. Kĩ thuật làm bài là quan trọng nhất, thứ nhì là đến từ vựng, khả năng đoán từ, phải có kiến thức về gốc từ, tư duy phân tích thông tin, lựa chọn key word tốt.

6. VIẾT CẤU TRÚC (5 câu): Dạng bài viết lại câu đồng nghĩa với câu cho sẵn đòi hỏi học sinh phải nắm vững cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc câu. Cấu trúc ngữ pháp rất dễ rơi vào câu đảo ngữ, câu điều kiện (dạng if only, but for, unless…), bị động đặc biệt. Ngoài ra cần nắm vững cấu trúc câu cơ bản cũng như một số thành ngữ, phrasal verb.

7. VIẾT ĐOẠN VĂN: Một đoạn văn đạt yêu cầu sẽ được chấm theo tiêu chí sau. Một là cấu trúc đủ Mở/Thân/Kết. Hai là cách sử dụng từ vựng và từ nối (conectors). Ba là đúng chính tả, ngữ pháp. Bốn là ý tưởng, có tính sáng tạo. Các em cần phân bổ thời gian cho từng phần trong đó phần viết cần hoàn thành trong 18 phút. Các em có thể luyện tập viết sẵn một số chủ đề dễ gặp (bám chủ đề SGK) như môi trường, giáo dục, công nghệ/ truyền thông, vấn đề nổi cộm xã hội.

Để đạt được điểm cao đặc biệt điêm tuyệt đối môn tiếng Anh thi THPT Quốc gia thí sinh cần có mẹo riêng biệt

II. Những nguyên tắc tuyệt đối tuân theo

Nguyên tắc 1: Làm bài tập càng nhiều càng tốt

Nguyên tắc 2: Không bỏ trống bất kỳ đáp án nào. Khi điền bừa, khả năng đúng là 25% (1 trong 4 đáp án) nhưng nếu bỏ trắng cơ hội là 0%.

Nguyên tắc 3: Vốn từ sâu/ rộng là sức mạnh. Áp dụng thật nhuần nhuyễn phương pháp Logic – Thẩm thấu.

Nguyên tắc 4: Không mắc lỗi nhỏ. Nhiều lỗi nhỏ sẽ trở thành lỗi to, mỗi chỗ bị trừ điểm 1 chút là sẽ mất điểm nhiều. Do là bài đạt 9+ nên học viên được luyện để không mắc các lỗi nhỏ nhất như từng dấu phẩy, dấu chấm hỏi, từng chữ trong từ phải đúng tuyệt đối. Cô rèn cực nghiêm việc này, lỗi càng nhỏ bị phạt càng nặng

III. Để đạt điểm tuyệt đối

Khi học với cô, các em sẽ được học các chiến lược rất đặc biệt có một không hai để đạt 9+, đó là:

BIỂU ĐỒ ĐÁNH GIÁ ĐỒ THỊ KỸ NĂNG: Đây là một trong những điểm khác biệt và cốt lõi đạt 9+. Cô nói nôm na như việc “kê đơn bắt bệnh”, có kê đơn đúng mới chữa bệnh chuẩn.

1. Học viên được đo trình độ bằng bài kiểm tra.

2. Sàng lọc, tìm ra lỗ hổng kiến thức

3. Xây dựng lộ trình lấp hổng, nâng cao kiến thức

4. Phân bổ điểm theo 8 phần thi của đề thi. Đồ thị hóa điểm mục tiêu cần đạt được.

5. Kí cam kết bằng văn bản đạt được điểm mục tiêu.

CHIẾN BINH HỌC TẬP: Các em được luyện tinh thần “Chiến binh học tập”. Các em được làm bài thi thử liên tục với áp lực về thời gian và độ khó y hệt đề thi thật. Đinh Trần Đại Nghĩa đại học Luật, 9.5 tiếng Anh năm 2013 chia sẻ “Thời gian đầu em thấy mệt phờ vì cô ép học nặng. Bài thi tần suất liên tục cũng khiến em áp lực. Cô thu sách vở, phát số báo danh, không sử dụng điện thoại… tạo một môi trường giả lập phòng thi y thật. Đến khi vào phòng thi thật, điều này thực sự hữu ích, em làm bài tầm 30 phút là xong xuôi, thấy nhẹ nhàng như đang ở trên lớp học hàng ngày vậy”.

LUYỆN THI NGAY TỪ LỚP 10, 11

Các em nên xác định sớm khối học để lập lộ trình học tập.

Lớp 10: Lấp hổng kiến thức, củng cố ngữ pháp, từ vựng

Lớp 11: Học để đạt thang 7-8

Lớp 12: Luyện các bài tập nâng cao để đạt 8+ đến 9+. Kết hợp với phương pháp giảng dạy “Vòng tròn đồng tâm” ôn tập lại kiến thức cơ bản, kĩ năng và chiến thuật làm bài thi để tuyệt đối không sai sót trong phần thi cơ bản của thang điểm 7. Phần lớn các học sinh học ngay từ lớp 10 đều đạt điểm 9. “Ngay từ lớp 10 mình đã được cô định hướng rõ nên học nhàn và không bị áp lực dồn hết vào năm lớp 12”, Lê Vũ Khánh Linh 9 điểm – đại học Hà nội năm thi 2013 cho biết. Còn đối với Vũ Nam Anh và Nguyễn Thùy Vy cùng đạt điểm 9 và cùng vào khoa POHE đại học Kinh Tế Quốc Dân thích thú cho biết” học 3 năm luyện thi đại học nên được làm nhiều đề hơn, cọ xát sớm với đề thi đại học nên mình không bị bỡ ngỡ, mình đạt điểm 9 tự nhiên như hơi thở”.

Thu Cúc

Tin tức mới nhất