Theo cấu trúc đề thi, mức độ từ dễ đến khó sẽ được sắp xếp tăng dần theo số lượng câu hỏi. Như vậy 3 câu hỏi khó nhất của đề bài sẽ rơi vào câu 8, 9, 10 đặc biệt là câu 10. Trong đó, các dạng bài thường xuyên xuất hiện gồm:
Câu điểm 8: Thường là câu về tọa độ phẳng Oxy. Xu hướng ra đề gần đây là từ hình vẽ phát hiện ra một tính chất đặc biệt như quan hệ vuông góc, song song… rồi chứng minh tính chất này. Muốn học phần này dễ dàng, các em cần học được cách khai triển bài toán, chứ không phải học thuộc tính chất có sẵn của hình vẽ, như vậy sẽ bị động và hoang mang. Gặp mỗi bài toán mới, các em sẽ như chàng tí hon mà gặp một cơn bão lớn. Vì vậy, cần biết cách khai triển bài toán bất kỳ, ví dụ:
- Nếu yêu cầu tìm điểm M mà cho biết tọa độ một điểm E thì nghĩ tới việc tính khoảng cách ME.
- Nếu yêu cầu tìm điểm M mà cho biết tọa độ hai điểm E, F thì nghĩ tới việc phát hiện tam giác MEF vuông, cân hay đều…
Còn việc chứng minh cũng cần học kỹ thuật khai triển. Có như vậy các em mới thấy câu Oxy thật nhẹ nhàng, và chỉ cần 2 tuần học là học sinh có thể tự tin về câu này.
Câu điểm 9: Thường là câu về phương trình, bất phương trình, hệ phương trình. Để làm được câu này, học sinh cần học bài bản các kỹ thuật giải chính như liên hợp, đặt nhân tử chung, hàm đặc trưng, đặt ẩn phụ, đánh giá... Đây là câu vận dụng mức độ cao nhưng không phải là quá khó, cần nắm vững kỹ thuật và làm nhiều bài tập tự luyện để hình thành phản xạ thì việc kiếm được 0,75 điểm-1 điểm của câu này là trong tầm tay.
Câu điểm 10: Thường là câu thuộc chủ đề bất đẳng thức, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất. Câu này dành cho các em đã có cả một quá trình ôn luyện rất dài, và phải có tư duy rất tốt. Để làm được câu này cần nắm vững kỹ thuật chọn điểm rơi; các bất đẳng thức phụ cơ bản và ý tưởng khai triển bài toán.
Tuy nhiên, nếu trong quá trình ôn tập mà luôn gặp khó khăn với câu hỏi “vàng mười” này thì học sinh nên bỏ qua, để dành thời gian để kiếm trọn 9 điểm những câu trước, vì 9 điểm đã là thành công rồi.
Học với Thầy Vượng với 03 câu hỏi khó tại đây:
1. Khóa hay đỉnh http://tuyensinh247.com/thay-vuong-khoa-luyen-thi-dai-hoc-thpt-quoc-gia-diem-9-10-mon-toan-2016-k86.html
2. Khóa Oxy: http://tuyensinh247.com/thay-vuong-khoa-chinh-phuc-bai-toan-hinh-hoc-phang-k142.html
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa cho biết sẽ không công bố đề thi minh họa cho kỳ thi THPT quốc gia 2016, cấu trúc đề năm nay tương tự 2015. Như vậy đối với môn Toán, có thể hình dung tổng thể đề thi ra theo thang điểm 10, câu ở mức độ cơ bản chiếm 60%, mức độ vận dụng cao chiếm 40% tổng điểm, các câu hỏi được sắp xếp từ dễ đến khó.
Từ nay đến ngày thi THPT quốc gia chỉ còn hơn 2 tháng, vậy nên các em cần có kế hoạch học tập cụ thể theo từng ngày, từng tuần thì mới có thể mong ước đạt được điểm số cao. Đối với môn Toán, khi thời gian ôn tập không còn nhiều, các em cần trả lời được câu hỏi: Mình có thể đạt mấy điểm môn Toán?
Các em cần căn cứ vào điểm bài thi thử gần nhất và điểm kiểm tra Toán trên lớp, nếu bình quân đạt 7 trở lên thì có thể nghĩ đến việc đạt 8-10 trong kỳ thi THPT quốc gia. Còn nếu không các em hãy xác định mục tiêu cho phù hợp năng lực. Biết mình biết ta thì trăm trận trăm thắng.
Học sinh nếu có mục tiêu đạt điểm 8 trở lên cần bố trí thời gian ôn tập thật chi tiết. Nên dành khoảng 2 tuần lễ để học và tổng hợp tất cả kỹ năng làm bài cũng như lý thuyết cần nhớ, bám sát kiến thức sách giáo khoa của các dạng Toán cơ bản để đạt từ 1 đến 7 điểm như: Khảo sát hàm số và bài toán liên quan, Lượng giác, Mũ và logarit, Số phức, Tích phân, Hình giải tích không gian Oxyz, Xác suất và Nhị thức niu tơn, Hình học không gian. Đảm bảo rằng các em phải kiếm trọn vẹn 7 điểm này. Thời gian còn lại hãy học song song 2 chủ đề lấy 8 và 9 điểm.
Thu Cúc