Xin đừng hiểu sai ý của chúng tôi: Chắc chắn chúng tôi là những người ủng hộ việc ngủ. Và nó rất quan trọng với bạn khi đảm bảo rằng mình ngủ đủ giấc (7 đến 9 giờ đối với một người trưởng thành trung bình) mỗi ngày nhằm duy trì thể trạng khỏe mạnh. Điều đó không có nghĩa là cho phép thức muộn và giảm bớt thời gian ngủ. Nhưng nếu lối sống của bạn có thể cho phép bạn thức dậy muộn hơn, có lẽ bạn cũng sẽ có xu hướng thức muộn hơn một chút.
Mặc dù có nhiều lời khen ngợi dành cho một người dậy sớm vào buổi sáng (những lợi ích sức khỏe là sự thật và rất tốt), nhưng không có nhiều ), nhưng không có nhiều người chọn là một người nào đó làm việc chăm chỉ nhất Chú ý – một lời ca tụng đối với những người thích đốt dầu giữa đêm.
Những cú đêm có thể có chỉ số IQ cao hơn.
Satoshi Kanazawa – một nhà khoa học cách mạng tại Khoa Kinh tế và Khoa học chính trị London – đã phát hiện ra một sự kết nối giữa sự thông minh và những thói quen ứng phó, nó là “một cuốn tiểu thuyết tiến hóa” – nghĩa là họ đi chệch hướng khỏi những gì mà tổ tiên của chúng ta đã làm. Ông ấy đã viết rằng “các hoạt động về ban đêm thường xuyên có thể hiếm gặp trong cuộc sống của tổ tiên và do vậy nó là một chuyện lạ theo hướng tiến hóa.” Nghiên cứu này đã kết luận rằng “Những đứa trẻ thông minh hơn chắc chắn sẽ phát triển thành những người trưởng thành hoạt động về đêm, đi ngủ muộn và thức dậy muộn vào cả những ngày trong tuần và cuối tuần.”
Tuy nhiên, mặc dù những cú đêm có thể có chỉ số IQ cao hơn nhưng những người thức dậy vào buổi sáng có thể sẽ có một vị trí tốt hơn về sự thành công. Christoph Randler – một giáo sư sinh học tại Trường đại học giáo dục ở Heidelberg – đã hỏi 367 sinh viên về thời gian trong ngày mà họ cảm thấy hiệu quả nhất. Randler phát hiện ra rằng “tỷ lệ những người dậy sớm vào buổi sáng đồng ý với khẳng định mà biểu thị sự chủ động là cao hơn”.
Họ cũng thu được lợi ích từ việc có “sức mạnh về đêm”
Những cú đêm có thể có lợi ích về mặt thể chất so với những người hay dậy sớm. Các nhà nghiên cứu tại Trường đại học Alberta đã kiểm tra sức mạnh của chân của 9 người dậy sớm vào buổi sáng và 9 người hay thức đêm, họ đã phát hiện ra rằng sức khỏe của những người hay dậy sớm vẫn còn duy trì ở mức đồng nhất trong suốt cả ngày, nhưng sức mạnh của những cú đêm lại đạt mức cao hơn vào ban đêm. Olle Lagerquist – đồng tác giả của nghiên cứu – đã nói với CNN rằng nguyên nhân của tình trạng này có thể là do vào lúc khoảng 9 giờ tối, dạng buổi tối “biểu thị sự tăng lên về motor cortex (vỏ não vận động) và tính kích thích của tủy sống.”
Những người làm việc vào ban đêm thường sáng tạo hơn
Các nhà nghiên cứu đến từ Trường đại học The Sacred Heart ở Milan đã phát hiện ra rằng những người hoạt động về đêm có khả năng phát triển các giải pháp cho các vấn đề nguyên bản và sáng tạo cao hơn so với những người thức dậy sớm vào buổi sáng. Marina Giampietro – trưởng nhóm nghiên cứu – đã giả định rằng các cú đêm sáng tạo hơn có lẽ là do việc thức muộn “có thể khuyến khích sự phát triển của tinh thần không theo lẽ thường và khả năng tìm ra các giải pháp nguyên bản và thay thế.”
Các cú đêm ghi điểm cao hơn trong các bài kiểm tra chung về trí thông minh.
Năm ngoái, các nhà nghiên cứu tại Trường đại học Madrid đã đưa ra một nghiên cứu xem xét về kiểu ngủ của khoảng 1.000 thanh thiếu niên. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các cú đêm đạt điểm cao hơn trong các cuộc kiểm tra về lập luận quy nạp có liên quan đến trí thông minh tổng quát so với những bạn đồng trang lứa mà thức dậy sớm. Nhưng nghiên cứu này cũng đồng thời chỉ ra rằng những người thức dậy sớm vào buổi sáng lại đạt hạng tốt hơn.
Họ luôn ở trong một mối quan hệ tốt. Rốt cuộc thì Tổng thống Mỹ cũng là một cú đêm.
Vào năm 2009, Tổng thống Obama đã tiết lộ với Newsweek rằng ông ấy thích thức muộn và nói rằng ngay cả khi đã hoàn thành công việc ông vẫn thức muộn để đọc sách.
“Tôi là một cú đêm. Một ngày bình thường của tôi như sau: Tập thể dục vào buổi sáng, tới văn phòng trong khoảng thời gian từ 8 giờ 30 đến 9 giờ, làm việc cho đến 6 giờ 30 chiều; ăn tối cùng với gia đình, chơi đùa với trẻ con và đưa chúng đi ngủ lúc khoảng 8 giờ 30 tối. Sau đó có thể tôi sẽ đọc các giấy tờ cho cuộc họp hoặc làm thủ tục giấy tờ hoặc viết chuyện cho tới khoảng 11 giờ 30, rồi sau đó tôi thường dành khoảng nửa giờ để đọc sách trước khi đi ngủ…. vào lúc giữa đêm, 12 giờ 30 sáng – đôi khi muộn hơn một chút”.
Những người thức muộn có thể duy trì được sự tỉnh táo về mặt tinh thần sau khi thức dậy trong nhiều giờ đồng hồ hơn so với những người dậy sớm.
Một nghiên cứu năm 2009 do Trường đại học Liege tại Belgium thực hiện đã theo dõi 15 “cú đêm” và 16 người dậy cực sớm và những người tham gia sẽ thực hiện theo thói quen ngủ thông thường của họ. Các nhà nghiên cứu đã đo hoạt động của não sau khi những người tham gia thức dậy đầu tiên và sau đó đánh giá lại một lần nữa sau 10.5 giờ. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người tham gia đạt được số điểm tương tự nhau trong cuộc kiểm tra đầu tiên, nhưng “10.5 giờ sau khi thức dậy, những người thức dậy sớm có hoạt động trong vùng não thấp hơn liên quan đến khả năng chú ý và đồng hồ sinh học tổng thể so với các cú đêm.”
Có một nhóm có tên là “Hội cú đêm” dành cho những dịch giả tự do sáng tạo và thường thức muộn.
Von Glitschka – một nhà thiết kế hình minh họa – nói rằng ông ấy đã lập ra “Hội cú đêm” sau khi làm việc 12 năm giống như “một khẩu súng thuê sáng tạo” cho các cơ quan trên toàn cầu và lưu ý rằng ông ấy cùng với nhiều nhà thiết kế khác giống mình đã làm việc rất chăm chỉ vào ban đêm. “Tôi yêu thích sự an ủi và yếu tố không bị gián đoạn khi làm việc vào ban đêm,” Glitschka đã viết trong một bức email gửi tới The Huffington Post. “Tôi biết nhiều người khác sáng tạo như tôi và đây là một lý do để chia sẻ công việc qua mạng thông qua một nhóm Facebook và công nhận lẫn nhau.
Phát biểu của hội trên website của Glitschka đã khéo léo tổng kết lại họ là ai:
“Bộ tộc sống về đêm của chúng tôi tăng lên nhanh chóng vào lúc nửa đêm. Chúng tôi là những cú đêm.”
Thu Cúc