Tuy nhiên, với địa hình dốc đặc trưng, Tajikistan chỉ có khoảng 7% đất đai phù hợp cho nông nghiệp. Đất canh tác hạn hẹp, cộng thêm hoạt động nông nghiệp không hợp lý dẫn đến nguồn tài nguyên đất bị cạn kiệt, năng suất ngày càng suy giảm. Thêm vào đó là sự tác động của biến đổi khí hậu khiến những khó khăn này trở nên ngày càng trầm trọng hơn.
Trước tình hình đó, Chính phủ Tajikistan đã quyết định lập lại kế hoạch phát triển quốc gia để giải quyết những thách thức trong việc xóa đói giảm nghèo, gắn với BVMT.
Bắt đầu từ khu vực phía Bắc của tỉnh Sughd, Tajikistan, Chính phủ cùng với nhóm “Sáng kiến Đói nghèo - Môi trường” (PEI) thuộc Chương trình Phát triển Liên hợp quốc đã làm việc với cộng đồng và các nhà hoạch định chính sách nông nghiệp trong khu vực để nêu rõ tầm quan trọng của việc đầu tư xóa đói giảm nghèo gắn với BVMT. Các dự án ở tỉnh Sughd là bằng chứng thuyết phục khiến các nhà hoạch định chính sách tin rằng, đầu tư trong công tác xóa đói giảm nghèo sẽ mang lại hiệu quả lâu dài nếu thực hiện trong một môi trường lành mạnh và ổn định.
Phân tích nguồn thu nhập từ nước ngoài của khu vực Sughd cho thấy, các nhà đầu tư không chú trọng đến vấn đề môi trường hay vấn nạn xã hội. Thay vào đó, họ tập trung tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, đồng thời cấp các khoản vay vi mô dựa trên điều kiện duy nhất - “tái đầu tư” sản xuất.
Để thu hút các nhà đầu tư, nhóm Sáng kiến Đói nghèo - Môi trườngđã hỗ trợ người dân địa phương lập lên các sản phẩm và dịch vụ “xanh”. Những nỗ lực đó đã giúpthành lập 65 doanh nghiệp thành công trong việc đáp ứng cả hai tiêu chuẩn về kinh tế và môi trường, đồng thời hỗ trợ việc làm cho những người phụ nữ. Đây là lần đầu tiên người phụ nữ nơi đây được trao quyền để nắm lấy vận mệnh của mình - không lệ thuộc vào các nguồn thu nhập bất ổn từ nước ngoài.
Thông qua Dự án này, nhóm Sáng kiến Đói nghèo - Môi trường đã chứng minh rằng xanh hóa nông nghiệp có thể giảm đói nghèo, đồng thời kiểm soát tác động của hoạt động sản xuất tới môi trường trong giới hạn chấp nhận được.
Các dự án ở Sughd cũng mở ra hướng đi cho Chính phủ trong việc hiện thực hóa chỉ thị toàn quốc gia về phát triển kinh tế bền vững. Bằng cách bồi dưỡng năng lực đội ngũ thực thi, lồng ghép các vấn đề môi trường vào kế hoạch phát triển kinh tế, nhóm Sáng kiến Đói nghèo - Môi trường đã chứng minh cho các nhà hoạch định chính sách thấy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế nông nghiệp phát triển kết hợp với BVMT là khả thi về mặt tài chính.
Mặc dù vậy, các chuyên gia thừa nhận Tajikistan vẫn còn cả một chặng đường dài để đi và chiến lược tổng thể cho quốc gia vẫn chưa được hoàn thành, song mô hình thành công ở tỉnh Sughd đã giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra quyết định lên kế hoạch mới để phát triển quốc gia theo hướng khắc phục nạn đói nghèo, gắn với BVMT; thay vì chú trọng vào nguồn năng lượng và nguồn nước như trước kia.
Cải cách ở Tajikistan diễn ra trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đang ủng hộ mạnh mẽ “Chương trình nghị sự phát triển toàn cầu sau năm 2015”. Chương trình nhấn mạnhphát triển bền vững phải cân bằng ba yếu tố - môi trường, xã hội và kinh tế - Những yếu tố này phụ thuộc lẫn nhau và phải được giải quyết cùng nhau, không thể tách rời.
(Theo UNDP)