Tái chế chai nhựa, túi nilon thành dầu diesel

Tái chế chai nhựa, túi nilon thành dầu diesel

14-06-2018 15:38 | 0 bình luận
Các nhà khoa học hợp tác giữa Mỹ và Trung quốc cho biết họ đã tìm ra phương pháp để tái chế nhựa và bao nilon thân thiện với môi trường hơn, có thể tái chế thành nhiên liệu hóa lỏng, với cách này, rác thải từ nhựa sẽ trở thành "kho báu" và biết đâu được, trong tương lai thay vì đi lượm ve chai để bán, người ta phải "thu hoạch" rác từ nhựa để bán với giá cao làm nhiên liệu.

Phương pháp được đưa ra là tái chế polyethylene (pô ly ê ty len - C2H4), hợp chất gồm 2 phân tử hydro và carbon được sử dụng chủ yếu trong công nghiệp tạo ra nhựa, có sản lượng ước tính khoảng 100 triệu mét khối mỗi năm.

Tuy nhiên, cấu trúc của Polyethylene lại bền và khó tái chế, ví dụ đem đốt chai nhựa ở 400 độ C, nó sẽ tạo ra nhiều hợp chất khác nhau như khí độc, dầu, than tro và một loại chất sáp.

Trong phương pháp mới, các nhà khoa học sẽ sử dụng phương pháp 2 chất xúc tác để phân hủy nhựa mà tốn ít nhiệt lượng và năng lượng hơn.

Quá trình tái chế sẽ dùng nhựa và ankan để tạo thành dầu diesel. Đầu tiên, họ sẽ sử dụng hợp chất có gốc iridium (Ir) để tách hydro (H) khỏi hợp chất nhựa cần tái chế.

Bước hai, hợp chất gồm Reni, nhôm và Oxy sẽ xử lý gốc carbon còn lại của hợp chất, phá vỡ cấu trúc của chúng thành carbon đơn thay vì C2.

Cuối cùng, hydro đã được tách ra ở giai đoạn trước sẽ được đưa trở lại trong hợp chất có ankan để tạo thành những hợp chất có ích hơn.

Chu trình này cứ lập đi lập lại đến khi ankan lấy đủ phân tử carbon để tạo thành dầu diesel. Không những vậy, các nhà khoa học còn có thể khống chế thời gian phản ứng để có thể từ nhựa tạo ra dầu diesel hoặc sáp vô cơ, tùy theo nhu cầu sử dụng.

Với công trình nghiên cứu này, các nhà khoa học hy vọng trong tương lai họ sẽ giải quyết được vấn đề rác thải từ nhựa, biến chúng thành thứ có ích hơn cho cuộc sống của con người.

Tin tức mới nhất